Long Đền hay còn tên gọi khác “vòng đệm” là chi tiết trung gian giữa các đai ốc và thiết bị ghép nối trong mối ghép bằng bu lông hoặc mối ghép bằng vít để khi siết chặt đai ốc không làm hỏng và ảnh hưởng bề mặt các chi tiết bị ghép. Hơn nữa, long đền (vòng đệm) còn có tác dụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn giúp các mối ghép được chặt hơn. Hiện tại VIETSMART đang cung cấp các loại long đền (vòng đệm) sau: long đền phẳng tròn, long đền vuông, long đền vênh.

Công dụng của long đền (vòng đệm):

Trong công trình thi công thì long đền (vòng đệm) có công dụng hạn chế khả năng tự tháo của mối ghép bu lông – đai ốc, có được công dụng này là do long đền (vòng đệm) có độ làn hồi lớn, làm chặt thêm cho mối ghép bu lông – đai ốc.

Đối với việc lắp ghép chi tiết máy, thì khi xiết đai ốc sẽ có xu hướng làm xước bề mặt chi tiết được ghép, để hạn chế việc này thì long đền (vòng đệm) được thêm vào mối ghép.

Đối với những mối ghép nếu có khả năng bị giản ra, lỏng ra theo thời gian thì lại dùng long đền (vòng đệm) vênh. Những loại long đền (vòng đệm) này có tính chất vật lý đặc biệt giúp phòng lỏng cho mối ghép.

Cấu tạo của long đền (vòng đệm):

Long đền (vòng đệm) thường có cấu tạo rất đơn giản là một mảnh kim loại phẳng hình tròn có lỗ, cũng có thể là một mảnh hình vuông có lỗ, hay mảnh hình tròn răng cưa có lỗ. Tuy cấu tạo rất đơn giản, nhưng long đền (vòng đệm) cực kỳ đa dạng về hình dạng, vậy nên mỗi lại có một kiểu hình dáng khác nhau. Tất nhiên, mỗi loại long đền (vòng đệm) sẽ có những công dụng khác nhau.

Vật liệu chế tạo long đền, vòng đệm:

Tùy vào chất liệu sản xuất bu lông và đai ốc mà sẽ chọn vật liệu đó để sản xuất long đền (vòng đệm), thông thường bu lông và đai ốc sẽ sử dụng chung một loại vật liệu, thông thường vẫn sử dụng long đền (vòng đệm) cùng vật liệu với bu lông và đai ốc. Chính vì vậy long đền (vòng đệm) được sản xuất với vật liệu, cấp bền và kiểu mạ khác nhau. Long đền (vòng đệm) được sản xuất từ vật liệu inox không gỉ, thông thường có 3 loại vật liệu inox hay sản xuất:

Cũng có thể long đền (vòng đệm) được chế tạo bằng thép hợp kim như: CT3, SS400, Q325, C35, C45… hoặc theo cấp bền 3.6; 4.6; 5.6; 6.8; 8.8. Bề mặt long đền (vòng đệm) nếu được sản xuất bằng thép hợp kim như CT3, C45… thì thông thường được mạ bằng phương pháp mạ điện phân, khi long đền (vòng đệm) phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn người ta còn mạ long đền (vòng đệm) bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen.

Tại sao nên dùng vật liệu chế tạo bu lông, đai ốc cùng với vật liệu chế tạo long đền (vòng đệm)?

Lý do mấu chốt ở đây là, nếu sử dụng vật liệu khác nhau sẽ dẫn đến cấp bền khác nhau là thứ nhất, thứ 2 là nếu vật liệu chế tạo bu lông, đai ốc khác với vật liệu chế tạo long đền (vòng đệm) sẽ xảy ra phản ứng hóa học khi đai ốc và long đen được xết chặt với nhau. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn, hay dính chặt long đen và đai ốc, sẽ có thể phá hủy liên kết hoặc không thể tháo ra khi muốn thay đổi liên kết.

Trong một số trường hợp đặc biệt thì bề mặt của long đền (vòng đệm) sẽ được sản xuất bằng chất liệu phi kim loại: cao su.

Chú ý: nếu long đền (vòng đệm) có 2 mặt có độ nhẵn khác nhau thì mặt nhẵn hơn sẽ tiếp xúc với đai ốc, mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết được ghép. Lý do nên làm như vậy là do khi xiết đai ốc, đai ốc sẽ có chuyển động tương đối với long đền (vòng đệm) nhưng giữa bề mặt chi tiết được ghép lại không có chuyển động tương đối nào với long đền (vòng đệm) nên bề mặt chi tiết máy không bị xước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *