1. Cấu tạo Bu lông nở 3 cánh:
Bu lông nở 3 cánh gồm: 01 đai ốc (Ecu), 01 long đen phẳng và 01 thân bu lông. Phần thân bu lông có áo nở ra 3 hướng thường được gọi là Nở 3 cánh.
Bu lông nở 3 cánh thép mạ kẽm
2. Đặc tính kỹ thuật và ưu điểm của bu lông nở 3 cánh:
– Có vạch an toàn thể hiện chiều sâu neo
– Linh hoạt với 2 chiều sâu neo
– Chế tạo theo phương pháp dập nguội giúp tăng độ chính xác kích cỡ
Bu lông nở 3 cánh có vạch đánh dấu chiều sâu neo
3. Công dụng của Bu lông nở 3 cánh:
Công dụng của bu lông nở 3 cánh là giúp liên kết bản mã, các kết cấu thép với kết cấu bê tông, các hệ thống giá đỡ hoặc kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và các công trình …
Ứng dụng thi công các hạng mục: Kết cấu thép, mặt dựng, máng cáp, kệ đỡ, lan can, cột chắn xe,…
Vật liệu nền: Bu lông, đá tự nhiên
Bu lông nở 3 cánh thép mạ kẽm liên kết bản mã
4. Vật liệu chế tạo Bu lông nở 3 cánh:
Bu lông nở 3 cánh thường được chế tạo bằng thép hợp kim hoặc inox. Thông thường bu lông nở 3 cánh được chế tạo bằng thép hợp kim như: CT3, SS400, Q325, C35, C45… hoặc theo cấp bền 3.6; 4.6; 5.6; 6.8; 8.8. Bề mặt bu lông nở 3 cánh nếu được sản xuất bằng thép hợp kim như CT3, C45… thì thông thường được mạ bằng phương pháp mạ điện phân, khi bu lông nở 3 cánh phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn người ta còn mạ bu lông nở 3 cánh mạ kẽm bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen.
5. Phương pháp lắp đặt bu lông nở 3 cánh:
Bước 1: Khoan lỗ trên kết cấu và khoan lỗ trên tường bê tông, sao cho khoảng cách các lỗ phù hợp với nhau, chiều sâu và đường kính lỗ trên tường bê tông cũng phù hợp với kích thước của bu lông nở 3 cánh, sau đó làm sạch lỗ.
Bước 2: Đóng bu lông nở 3 cánh vào lỗ khoan trên tường bê tông.
Bước 3: Gắn kết cấu lên tường bê tông và xiết chặt đai ốc theo momen lực khuyến cáo.
Bước 4: Kiểm tra kỹ lại mối ghép xem đã đạt yêu cầu về thẩm mỹ cũng như khả năng chịu lực chưa.
Phương pháp thi công bu lông nở 3 cánh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.